Các dự án nhà ở bình dân và trung cấp có tốc độ bán hàng nhanh, ổn định nhờ nhu cầu ở thực và sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại.
Giống như các quốc gia đang phát triển khác, các đô thị tại Việt Nam đang đối mặt với tình trạng mất cân bằng giữa nguồn cung nhà ở sẵn có với việc đáp ứng nhu cầu thực tế. Đây là nhận định trong báo cáo vừa công bố của Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam.
Cụ thể, tổng nguồn cung căn hộ đã hoàn thành tại TP HCM tính đến quý IV/2019 đạt 201.707 căn, tương đương với tỷ lệ 17 căn hộ trên mỗi 1.000 dân. Trong khi, mật độ căn hộ cao cấp là ba căn trên mỗi 1.000 dân, gần bằng Bangkok, Kuala Lumpur, Manila và cao hơn Jakarta.
"Tỷ lệ căn hộ trên đầu người tương đối thấp và chúng ta nên tập trung vào thị trường nhà ở đại chúng, vì đây là phân khúc có nhu cầu nhà ở thực sự", ông Stephen Wyatt - Tổng giám đốc JLL Việt Nam khuyến nghị.
Cũng theo JLL, các căn hộ vừa túi tiền thu hút nguồn vốn đáng kể trong tổng số hàng trăm triệu USD đang chờ đổ về Việt Nam ở tất cả các phân khúc. Đứng đầu trong danh sách các nhà đầu tư quốc tế quan tâm thị trường nhà giá rẻ Việt Nam có thể kể đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và đặc biệt là Trung Quốc.
Không phải tự nhiên mà các nhà đầu tư dồn sự quan tâm đến phân khúc phải chăng, động lực thúc đẩy đến từ nhu cầu lớn của người tiêu dùng. Các thành phố tại Việt Nam đang chứng kiến luồng dịch chuyển lao động từ nông thôn lên thành thị. Người dân tại các tỉnh bị hút vào đô thị với mong muốn có nhiều cơ hội việc làm, mức sống tốt hơn, cơ sở giáo dục, cơ sở hạ tầng, nhu cầu cơ bản được cải thiện... Ngân hàng Thế Giới dự kiến mỗi năm dân số thành thị tại Việt Nam sẽ tăng khoảng 2,4% cho đến năm 2025, đạt tỷ lệ cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
"Thế hệ 'millennial' (những người sinh trong khoảng 1980-200) sẽ là tầng lớp thúc đẩy cho phân khúc nhà ở bình dân trong những năm tiếp theo. Nhóm nhân khẩu học này sẵn sàng chi trả thêm để nâng cấp lên phân khúc trung cấp, có kết nối tốt hơn với khu vực trung tâm và các cơ sở tiện ích như trường học, bệnh viện và công viên", ông Stephen đánh giá.
Thực tế, số liệu thống kê từ hãng nghiên cứu thị trường này cho thấy, đa số các dự án nằm trong phân khúc bình dân và trung cấp đều có tỷ lệ bán thành công tốt và ổn định. Riêng trong năm vừa qua, đến 70% số căn hộ tiêu thụ được đến từ phân khúc trung cấp với giá giao dịch 1.200-1.700 USD mỗi m2.
Đại diện một doanh nghiệp bất động sản trong nhóm phân khúc này, ông Nguyễn Bá Sáng - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty An Gia nhận thấy, các căn hộ có giá vừa túi tiền luôn có tỷ lệ hấp thụ cao, dù thị trường đang ở thời kỳ tăng trưởng hay khủng hoảng. An Gia từng có những dự án bán 70-80% giỏ hàng chỉ trong 2-3 tháng. Ông Sáng tự tin kế hoạch triển khai, mở bán dự án tại doanh nghiệp gần như không phụ thuộc vào diễn biến thị trường.
"Với nhiều dự án, chúng tôi thậm chí phải hủy buổi bán hàng tập trung vì giỏ hàng hầu hết đã có chủ trước đó. Đánh trúng nhu cầu của thị trường cũng là một trong những lý do chính giúp An Gia có được sự đồng hành từ Creed Group - một trong những quỹ đầu tư hàng đầu tại Nhật Bản", ông Sáng chia sẻ.
Điển hình là trong bối cảnh thị trường gần như "án binh bất động" hiện tại, An Gia chuẩn bị ra mắt dự án Westgate với mức giá từ 1,8 tỷ căn 2 phòng ngủ, 2 nhà vệ sinh. Với quy mô 3,1 ha, dự án gồm bốn block, bổ sung cho thị trường gần 2.000 căn hộ 2-3 phòng ngủ trong bối cảnh nguồn cung hạn chế.
Tọa lạc tại khu vực trung tâm hành chính Tây Sài Gòn, đối diện UBND Bình Chánh, liền kề cao tốc TP HCM - Trung Lương, Westgate tích hợp nhiều tiện ích nội khu theo "phong cách xanh", sang trọng và hiện đại như hồ bơi tiêu chuẩn Olympic, khu cắm trại & BBQ, phòng thể thao đa năng, phòng tiệc, phòng karaoke, khu vui chơi trẻ em, phòng học, thư viện, hệ thống an ninh đa lớp, video call... Bên cạnh công viên trung tâm rộng 2 ha của khu vực, dự án còn có công viên nội khu đến 1,9 ha, trong đó có 1.500 m2 mặt nước mang đến không gian sống xanh mát cho cư dân.
Mặc dù có tốc độ bán tốt hơn so với các phân khúc khác, nhưng nguồn cung căn hộ bình dân và trung cấp tại TP HCM lại tăng trưởng chậm hơn so với các dự án cao cấp. Trong đó, khả năng tiếp cận quỹ đất, theo JLL, là trở ngại lớn với hầu hết các chủ đầu tư. Những quỹ đất "sạch" (đã hoàn thành thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng, hoàn tất thanh toán chi phí sử dụng đất, có quyền sử dụng đất và có kế hoạch phát triển tốt) là rất hiếm. Đây là một lợi thế cạnh tranh đặc biệt cho những doanh nghiệp đã nắm trong tay quỹ đất sẵn sàng triển khai cũng là tiềm năng tạo động lực tăng giá cho căn hộ vừa túi tiền trong thời gian tới.
Sau hơn 2 năm khởi công, dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 kết nối tỉnh Long An với Tp.HCM cơ bản thành hình và dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
[Xem chi tiếp]
Sau hơn 1 năm thi công, dự án (DA) đường Vành đai 3 TP.HCM, đoạn qua địa bàn tỉnh được các đơn vị thi công hoàn thành đạt và vượt các mốc tiến độ theo yêu cầu của Chính phủ.[Xem chi tiếp]
Trong bối cảnh dịch bệnh, các kênh đầu tư, kinh doanh bị ảnh hưởng, nhiều nhà đầu tư vẫn có xu hướng đổ tiền vào bất động sản. Đặc biệt, những nhà đầu tư có vốn ít vài trăm triệu đến dưới 1 tỉ đồng đã đổ về vùng quê của các địa phương lân cận TP.HCM như Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Bình Dương, Đồng Nai… tìm mua đất vườn.[Xem chi tiếp]
Nếu đầu tư ở thời điểm hiện tại, bạn có thể phải chấp nhận rủi ro giá đất đã tăng nhiều và cần có thời gian để tăng tiếp sau đó. Để hạn chế rủi ro này, bạn cần tìm hiểu rõ vùng đất định đầu tư, xem tiềm năng tăng giá còn cao không? Và nếu còn thì bạn cần cân đối tài chính để khi mua vào rồi không phải bán gấp mảnh đất mà đợi...[Xem chi tiếp]
Trước khi gia chủ tìm đến kiến trúc sư, căn nhà đã có sẵn khung gồm cột và sàn nên nhiệm vụ của nhóm thiết kế là mở rộng một phần sàn để đáp ứng yêu cầu người ở, gia cố kết cấu và điều chỉnh những thứ sẵn có cho trật tự, gắn kết hơn.
[Xem chi tiếp]