Giấc mơ 'ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên' của vợ chồng Sài Gòn

Đang ở trọ và phải trả góp căn chung cư, vợ chồng Quyên – Thương vẫn thuê ngôi nhà gỗ ở Lâm Đồng để thỏa mãn giấc mơ “bỏ phố về rừng”.”Mình thích nhất mỗi sáng sớm thức dậy trong làn sương mờ mát lạnh, khu vườn như bừng tỉnh dưới ánh sáng xuyên qua từng kẽ lá và tiếng chim”, Đình Thương, 30 tuổi chia sẻ.

Giấc mơ ‘ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên’ của vợ chồng Sài Gòn

Đang ở trọ và phải trả góp căn chung cư, vợ chồng Quyên -Thương vẫn thuê ngôi nhà gỗ ở Lâm Đồng để thỏa mãn giấc mơ “bỏ phố về rừng”.

Tháng 11 trời se lạnh, hoa dã quỳ rực vàng khắp các quả đồi xứ B’lao. Đây là một trong những thời điểm vợ chồng Hồng Thương thích nhất ở vùng đất này. Chiều tối thứ 6, cặp vợ chồng cùng hai con rời căn phòng trọ ở quận 2, lên xe khách về với ngôi nhà gỗ của họ tại thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng. Hai ngày cuối tuần họ sẽ chăm rau, chăm hoa, nhâm nhi cà phê, nghe vài khúc nhạc Trịnh. Tối dạo quanh hồ Bảo Lộc, cảm giác mát lạnh của khí trời Tây Nguyên như gột rửa tất cả áp lực cuộc sống.

“Mình thích nhất mỗi sáng sớm thức dậy trong làn sương mờ mát lạnh, khu vườn như bừng tỉnh dưới ánh sáng xuyên qua từng kẽ lá và tiếng chim”, Hồng Thương, 30 tuổi chia sẻ.

Ngôi nhà nằm trên mảnh đất có diện tích 700 m2, được vợ chồng Thương thuê lại trong thời gian 3 năm. Thời điểm thuê, nhiều người can ngăn vì vợ chồng Thương có điều kiện tài chính không hề dư dả, ở nhà trọ và cũng đang phải trả góp căn hộ chung cư sẽ nhận vào năm tới. Việc phải “gồng” lên để đầu tư vào một nơi chỉ để nghỉ ngơi cuối tuần, khiến nhiều người cho là gàn dở.

Song với Quyên và chồng cô, anh Đình Thương, “ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên” là một ước mơ mà họ đã bỏ lỡ một lần. Bốn năm trước, cặp vợ chồng này từng mua một mảnh đất ở Bảo Lộc và bị mê hoặc bởi “tiết trời ở đây thật đẹp, ban ngày nắng ấm rực rỡ, tối se lạnh, cây cối xanh tươi trù phú”.

 

Nhưng khi hai đứa con ra đời, cặp vợ chồng biết không thể ở mãi trong phòng trọ chật hẹp. Họ buộc phải chọn giữa hai phương án, một bên là bán đất ở Lâm Đồng và vay ngân hàng để mua chung cư, sau 3 năm có nhà ở, với một bên là để dành đất và tiết kiệm sau 3 năm xây nhà về quê. Sau cùng nghĩ đến tuổi đời còn trẻ, công việc chủ yếu ở Sài Gòn nên họ chọn phương án một. “Bán đi mảnh đất như bán đi ước mơ, trong mình rất mất mát”, người phụ nữ quê Quảng Bình chia sẻ.

 

Suốt cả năm ngoái đôi vợ chồng tập trung cho mục tiêu đóng tiền tiến độ căn chung cư. Một ngày cuối năm, Quyên – Thương vô tình đọc được bài đăng cho thuê một căn nhà gỗ ngay trung tâm Bảo Lộc. “Ước mơ ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên” trỗi dậy. Vẫn còn phải trả nợ ngân hàng nên họ chưa thể bỏ phố về quê. “Nhưng chúng tôi đã tự hỏi tại sao mình lại lỡ cơ hội này. Tại sao mình không thể cố gắng để vừa thực hiện và xây dựng 2 ước mơ cùng lúc”, anh Đình Thương cho hay.

 

 

Một tuần trăn trở, đôi vợ chồng cân đong đo đếm tài chính và quyết định thuê trong 3 năm. Mục tiêu đầu tiên đây là nơi để gia đình về nghỉ ngơi, xả stress, gần gũi với thiên nhiên, kế đó là tìm kiếm khách hàng để có thể duy trì phí thuê nhà và cải tạo không gian sống.

 

Ban đầu, ngôi nhà vốn dĩ chỉ là một căn nhà gỗ 2 tầng, không có bếp còn nhà vệ sinh thì sơ sài. Để đảm bảo tính đồng nhất cho ngôi nhà, vợ chồng Thương mua gỗ pallet về đóng thêm quầy bar và bếp ở tầng trệt của căn nhà gỗ, thêm các ban công hành lang và bàn ghế gỗ. Trên mảnh đất hiện giờ còn có thêm hai khu nhà xây từ vật liệu rẻ tiền và khu lều cho khách trải nghiệm picnic.

 

 

Cải tạo xong nhà đúng dịp Covid-19, công việc của hai vợ chồng bị ảnh hưởng, việc cho thuê căn nhà gỗ cũng khó khăn. Nhưng đó cũng là dịp Quyên và Đình Thương có nhiều thời gian chăm chút cho nơi đây hơn. Nhiều ngày, hai vợ chồng lên ý tưởng, vợ giữ, chồng đóng các lan can, bàn ghế gỗ. Hay những chiều chồng xới đất, vợ con trồng cây, tưới nước…

 

Thương cho biết ban đầu có những người bạn bảo họ là “gàn dở” và “liều lĩnh” vì dám thuê với thời gian thuê ngắn và chi phí cải tạo nhiều đến vậy. Tuy nhiên, cũng có những người khen vợ chồng Thương dũng cảm, dám sống. Nhiều người đã ủng hộ bằng việc đến nghỉ tại đây.

 

“Bỏ phố về rừng không phải cứ đợi tới lúc có đủ tài chính, hay có đủ thời gian mới làm được, chỉ cần muốn thì sẽ tìm được giải pháp cho chính mình”, đôi vợ chồng trẻ nói.

Nguồn : vnexpress

Các bài viết liên quan

Hầm chui đường Nguyễn Văn Linh chính thức đưa vào sử dụng ngày 31/12

Sáng 13-12, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Dương Ngọc Hải kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh (giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, quận 7) và Dự án đường cao tốc TPHCM - Mộc Bài, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM làm chủ đầu tư. [Xem chi tiếp]

Khu Nam TP.HCM: Bước chuyển mình mới về hạ tầng giao thông

Từ cuối năm ngoái đến nay, người dân sinh sống tại cửa ngõ phía nam TP.HCM liên tục chứng kiến lễ thông xe, khởi công nhiều công trình trọng điểm. Nối cầu, thông hầm…, diện mạo giao thông khu Nam TP đang thay đổi từng ngày. [Xem chi tiếp]

Chính thức thông xe cầu Rạch Đỉa - Lavida Plus hưởng lợi lớn

Cầu Rạch Đỉa chính thức thông xe, rút ngắn thời gian đi lại giữa quận 7 và huyện Nhà Bè, góp phần giảm ùn tắc ở khu Nam TP.HCM. [Xem chi tiếp]

Nhánh hầm chui Nguyễn Văn Linh hoàn thành, chuẩn bị thông xe

Ngày 10.9 tới đây, TPHCM sẽ chính thức thông xe một nhánh hầm chui HC2 thuộc nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (Quận 7, TPHCM). [Xem chi tiếp]

Tuyến đường nghìn tỉ nối Tp.HCM với Long An sắp về đích, cửa ngõ phía Tây hết kẹt xe, người dân hai

Sau hơn 2 năm khởi công, dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 kết nối tỉnh Long An với Tp.HCM cơ bản thành hình và dự kiến hoàn thành trong năm 2025. [Xem chi tiếp]

Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM - Đạt và vượt các mốc tiến độ thi công

Sau hơn 1 năm thi công, dự án (DA) đường Vành đai 3 TP.HCM, đoạn qua địa bàn tỉnh được các đơn vị thi công hoàn thành đạt và vượt các mốc tiến độ theo yêu cầu của Chính phủ. [Xem chi tiếp]