DỰ KIẾN GIAI ĐOẠN SẮP TỚI TPHCM ĐÓN HÀNG NGÀN NGƯỜI TỪ NƯỚC NGOÀI TRỞ VỀ

TTO - Đến ngày 20-4, TP.HCM đã trải qua 13 ngày không phát sinh ca bệnh COVID-19 mới, 2 ca bệnh đang điều trị cũng tiến triển tốt. TP.HCM đang chuẩn bị bước vào giai đoạn mới phòng chống dịch sau cách ly xã hội.

 

 

Theo ông Nguyễn Trí Dũng - giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, sau khi kiểm soát tốt các ca nhiễm, ngành y tế TP.HCM có thời gian củng cố hệ thống phòng chống dịch, chuẩn bị chủ động ứng phó với dịch bệnh COVID-19 trong giai đoạn mới. 

 

"Cuộc chiến với COVID-19 vẫn còn nhiều thử thách ở phía trước khi các trường hợp bệnh mới và sự lây lan vẫn luôn hiện hữu" - ông Dũng nói.

 

TP.HCM sẽ đón hàng ngàn người từ nước ngoài về

 

"Cách ly, cách ly triệt để. Xét nghiệm, xét nghiệm nhanh chóng" - đó chính là khẩu hiệu hành động được ông Nguyễn Trung Hòa, giám đốc Trung tâm y tế Q.Gò Vấp, áp dụng mang lại những thành công chống dịch bước đầu. 

 

Theo ông Hòa, đơn vị đã nhẹ gánh phần nào vì chỉ còn theo dõi cách ly 1 người và mọi công tác chuẩn bị cho giai đoạn 3 chống dịch đã "vào guồng".

 

Theo ông Hòa, với chính sách bảo hộ công dân, dự kiến giai đoạn sắp tới TP.HCM đón hàng ngàn người từ nước ngoài trở về. Khác với cách đây hơn một tháng, lần này với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, mỗi người từ nước ngoài về sẽ được bố trí cách ly 1 phòng riêng, nghĩa là được "cách ly trong cách ly". 

 

Điều này hoàn toàn khác so với trước đây khi lượng người "đổ bộ" quá lớn nên có tình trạng dồn nhiều người trong một phòng làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly.

 

Một chuyên gia dịch tễ ở TP.HCM khẳng định giai đoạn chống dịch mới ắt hẳn tồn tại nhiều nguy cơ nhưng cũng là thời cơ để người dân tìm cách thích nghi "sống chung" với tình hình mới. 

 

"Quan trọng nhất để phòng ngừa lây lan dịch bệnh vẫn là tuân thủ việc mang khẩu trang. Nếu tất cả mọi người đều giữ được thói quen này thì đó chính là chìa khóa hạn chế tối đa sự lây lan nguồn bệnh" - chuyên gia này nói.

 

 

Bài toán sống còn

 

Theo ông Nguyễn Trí Dũng, bài toán sống còn của giai đoạn 3 là phát hiện sớm trường hợp nhiễm mới mắc, nhất là các trường hợp không có yếu tố dịch tễ, để nhanh chóng bao vây dập dịch nhằm ngăn chặn chuỗi lây truyền trong cộng đồng. Đặc biệt, phải cách ly điều trị kịp thời các ca nhiễm, hạn chế mức thấp nhất số ca tử vong.

 

Ông Dũng cho biết TP.HCM đã lên phương án sẵn sàng cách ly y tế số lượng lớn người nhập cảnh, người tiếp xúc với ca bệnh, người có nguy cơ. 

 

Một loạt giải pháp được triển khai đồng bộ như nâng cao năng lực các đội phản ứng nhanh, năng lực xét nghiệm; tổ chức xét nghiệm sàng lọc các nhóm nguy cơ cao như hành khách sân bay, nhà ga, bến xe, công nhân tại khu lưu trú, trong khu công nghiệp. 

 

Đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ các hoạt động phòng chống dịch như giám sát chuỗi lây nhiễm, giám sát cách ly y tế, khai báo y tế, truy dấu tiếp xúc gần với người nhiễm.

 

Ban An toàn thực phẩm TP.HCM dự kiến ngày 30-4 sẽ hoàn thành các bộ tiêu chí an toàn sống chung với dịch bệnh với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ ăn uống. 

 

Bà Phạm Khánh Phong Lan - trưởng Ban An toàn thực phẩm TP - khẳng định cần phải có kế hoạch "sống chung với lũ", chứ không thể cấm mãi đợi dịch an toàn 100% mới trở lại cuộc sống, kinh doanh bình thường. 

 

"Cho đến thời điểm này một số bộ phận người dân có sự chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch. Cần nhớ rằng các bộ tiêu chí chỉ đưa ra giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ, cái chính ở đây vẫn là ý thức tuân thủ quy định và tự bảo vệ của mỗi người dân" - bà Lan nói.

 

THEO BÁO TUỔI TRẺ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các bài viết liên quan

Chuyển đổi săn đất vườn dưới 1 tỉ đồng

Trong bối cảnh dịch bệnh, các kênh đầu tư, kinh doanh bị ảnh hưởng, nhiều nhà đầu tư vẫn có xu hướng đổ tiền vào bất động sản. Đặc biệt, những nhà đầu tư có vốn ít vài trăm triệu đến dưới 1 tỉ đồng đã đổ về vùng quê của các địa phương lân cận TP.HCM như Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Bình Dương, Đồng Nai… tìm mua đất vườn. [Xem chi tiếp]

Có nên rút tiết kiệm 2 tỷ đồng đầu tư đất nền lúc này?

Nếu đầu tư ở thời điểm hiện tại, bạn có thể phải chấp nhận rủi ro giá đất đã tăng nhiều và cần có thời gian để tăng tiếp sau đó. Để hạn chế rủi ro này, bạn cần tìm hiểu rõ vùng đất định đầu tư, xem tiềm năng tăng giá còn cao không? Và nếu còn thì bạn cần cân đối tài chính để khi mua vào rồi không phải bán gấp mảnh đất mà đợi... [Xem chi tiếp]

Gia đình nhỏ xây nhà bọc ngói để trốn phố thị bon chen

Trước khi gia chủ tìm đến kiến trúc sư, căn nhà đã có sẵn khung gồm cột và sàn nên nhiệm vụ của nhóm thiết kế là mở rộng một phần sàn để đáp ứng yêu cầu người ở, gia cố kết cấu và điều chỉnh những thứ sẵn có cho trật tự, gắn kết hơn. [Xem chi tiếp]

Tập đoàn Đèo Cả "hiến kế" thúc đẩy phát triển đầu tư hạ tầng giao thông

Để hiện thực mục tiêu đến năm 2030 xây dựng 5.000 km cao tốc mà Bộ Giao thông vận tải đặt ra, Tập đoàn Đèo Cả đề xuất các phương án thực hiện – phương án về “3 chữ P”. [Xem chi tiếp]

Vì sao các ‘ông lớn’ địa ốc đổ bộ đầu tư vào Bảo Lộc

Sở hữu hệ thống hạ tầng đồng bộ cùng nhiều tiềm năng phát triển du lịch, Bảo Lộc đang trở thành vùng đất đầu tư lý tưởng cho các ông lớn địa ốc “tụ hội” về đây. [Xem chi tiếp]

Đất nền phố núi Bảo Lộc: Kênh đầu tư bất động sản tiềm năng

Với hệ thống hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ, thành phố Bảo Lộc đã và đang thay thế Đà Lạt trở thành thủ phủ mới của tỉnh Lâm Đồng và là tâm điểm phát triển kinh tế phía nam Tây Nguyên. Thành phố “kinh đô trà hương” này đang trên đà trở thành điểm đến mới của nhà đầu tư bất động sản với tiềm năng dồi dào. [Xem chi tiếp]