Bản đồ Hành Chính Tỉnh Lâm Đồng mới nhất do Viet Á Real cập nhất năm 2021. Tỉnh Lâm Đồng hiện nay với 2 thành phố lớn là Đà Lạt & Bảo Lộc, cả 2 thành phố phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây. Đây cũng là 2 thành phố có lượng du khách đến tham quan hàng năm nhiều nhất Việt Nam hiện nay. Chính vì thế mà nhu cầu tìm hiểu về các thông tin về Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Lâm Đồng là nhu cầu cần thiết, đồng thời là thông tin cung cấp bản đồ vị trí đường đi cho các du khách khi đến tham quan Tỉnh Lâm Đồng. Ngoài ra thì chúng tôi còn cập nhật 1 số thông tin về thị trường bất động sản Lâm Đồng mới nhất cùng với Danh sách các Dự án tại trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng
Tỉnh Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, đồng thời là tỉnh có diện tích lớn thứ 7 cả nước, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
Năm 2018, Lâm Đồng là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 23 về số dân, xếp thứ 23 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 18 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 26 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.312.900 người dân, số liệu kinh tế – xã hội thống kê GRDP đạt 78.433 tỉ Đồng (tương ứng với 3,4064 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 59,74 triệu đồng (tương ứng với 2.595 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,14%.
Nằm trên cao nguyên cao nhất của Tây Nguyên là Lâm Viên – Di Linh với độ cao 1500 mét so với mực nước biển và là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế. Tỉnh lỵ là thành phố Đà Lạt nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 300 km về hướng Bắc, đồng thời cách cảng biển Nha Trang 135 km về hướng Tây. Năm 2010, Lâm Đồng là tỉnh đầu tiên của Tây Nguyên có 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Đà Lạt, Bảo Lộc).
TÊN ĐƠN VỊ | TỈNH LÂM ĐỒNG |
Diện tích: | 9.783,2 km² |
Phía Đông Bắc giáp với tỉnh Khánh Hoà | Phía Đông giáp với tỉnh Ninh Thuận |
Phía tây giáp Đắk Nông | Phía Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai và Bình Phước |
Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận | Phía Bắc giáp với tỉnh Đắk Lắk |
Dân số | 1.296.906 người |
Tỉnh lỵ | Thành phố Đà Lạt |
Phân chia hành chính | 2 thành phố, 10 huyện |
Tỉnh Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Thành phố Đà Lạt & Bảo Lộc) và 10 huyện (Bảo Lâm, Cát Tiên, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Đam Rông, Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Lâm Hà) với 147 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 111 xã, 18 phường và 13 thị trấn.
Thành phố Đà Lạt được chia thành 12 phường: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường 10, Phường 11, Phường 12, và 4 xã: Tà Nung, Trạm Hành, Xuân Thọ, Xuân Trường trực thuộc
Thành phố Bảo Lộc có 11 đơn vị cấp xã gồm 6 phường: 1, 2, B’lao, Lộc Phát, Lộc Sơn, Lộc Tiến và 5 xã: Đại Lào, Đạm Bri, Lộc Châu, Lộc Nga, Lộc Thanh với 120 thôn, buôn, xóm, tổ dân phố.
Huyện Bảo Lâm gồm thị trấn Lộc Thắng (huyện lỵ) và 13 xã: B’lá, Lộc An, Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Đức, Lộc Lâm, Lộc Nam, Lộc Ngãi, Lộc Phú, Lộc Quảng, Lộc Tân, Lộc Thành, Tân Lạc.
Huyện Cát Tiên có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Cát Tiên (huyện lỵ), Phước Cát và 7 xã: Đồng Nai Thượng, Đức Phổ, Gia Viễn, Nam Ninh, Phước Cát 2, Quảng Ngãi, Tiên Hoàng.
Huyện Di Linh bao gồm 19 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Di Linh và 18 xã: Bảo Thuận, Đinh Lạc, Đinh Trang Hòa, Đinh Trang Thượng, Gia Bắc, Gia Hiệp, Gung Ré, Hòa Bắc, Hòa Nam, Hòa Ninh, Hòa Trung, Liên Đầm, Sơn Điền, Tam Bố, Tân Châu, Tân Lâm, Tân Nghĩa, Tân Thượng.
Huyện Đạ Huoai có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Ma Đa Guôi (huyện lỵ), Đạ M’ri và 7 xã: Đạ Ploa, Đạ Oai, Đạ Tồn, Đoàn Kết, Hà Lâm, Ma Đa Guôi, Phước Lộc.
Huyện Đạ Tẻh có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Đạ Tẻh (huyện lỵ) và 8 xã: An Nhơn, Đạ Kho, Đạ Lây, Đạ Pal, Mỹ Đức, Quảng Trị, Quốc Oai, Triệu Hải.
Huyện Đam Rông được chia thành 8 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm các xã: Đạ K’nàng, Đạ Long, Đạ M’Rông, Đạ Rsal, Đạ Tông, Liêng S’rônh, Phi Liêng, Rô Men (huyện lỵ).
Huyện Đơn Dương được chia thành 10 đơn hành chính cấp xã gồm 2 thị trấn Thạnh Mỹ (huyện lị), D’ran và 8 xã: Đạ Ròn, Ka Đô, Ka Đơn, Lạc Lâm, Lạc Xuân, Pró, Quảng Lập, Tu Tra.